Làm sao để chúng ta có thể học trong lúc ngủ?

Làm sao để chúng ta có thể học trong lúc ngủ?

Học trong lúc ngủ từng là giấc mơ hão huyền. David Robson cho biết các nhà khoa học về thần kinh nói họ đã tìm ra cách để củng cố trí nhớ của bạn, ngay cả trong lúc đang ngủ.

làm sao học trong trong lúc ngủ

làm sao chúng ta có thể học trong giấc ngủ

Trước khi chui vào chăn, bạn chuẩn bị căn phòng mình kỹ càng – xịt hương thơm lên gối, gắn headphone vào tai, thậm chí quấn một chiếc khăn có hình dáng kỳ lạ lên da đầu.

Toàn bộ quy trình này chỉ tốn vài phút, nhưng bạn hy vọng điều này có thể giúp bạn thúc đẩy quy trình học những kỹ năng mới: Từ piano, tennis đến ngoại ngữ.

Bạn sẽ không nhớ gì nhiều về quy trình này khi thức dậy, nhưng điều đó không quan trọng: Các kỹ năng của bạn sẽ trở nên tốt hơn vào sáng hôm sau.

Ý tưởng về việc học khi đang ngủ từng được cho là không thể thực hiện. Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều cách để giúp bạn nâng cao các kỹ năng khi đang ngon giấc.

Mặc dù hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào giúp bạn học những kỹ năng hoàn toàn mới trong lúc ngủ, nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể sử dụng giấc ngủ nhằm củng cố trí nhớ.

Vào buổi tối, não của chúng ta bận rộn với việc xử lý và củng cố những sự kiện chúng ta đã bắt gặp trong ngày. Và có nhiều cách để đẩy mạnh quy trình này.

Mặc dù không thể tiếp nhận thông tin mới, không có nghĩa là bộ não hoàn toàn ngưng hoạt động vào đêm.

Não bộ của chúng ta vẫn tiếp tục xử lý những điều chúng ta bắt gặp trong ngày, gửi các ký ức đến những vùng khác nhau trong não, nơi chúng được chuyển vào nơi lưu trữ lâu dài.

“Quy trình này giúp ổn định các ký ức và nối chúng vào chuỗi những ký ức dài hạn khác”, Susanne Diekelmann, Từ đại học Tubingen ở Đức, nói.

Giấc ngủ cũng giúp tổng quát hoá những gì đã học, giúp chúng ta có được sự linh động để áp dụng các kỹ năng trong những tình huống mới.

Như vậy, dù không thể tiếp thu các kiến thức mới, bạn vẫn có thể củng cố những kiến thức hoặc kỹ năng đã học trong lúc ngủ.

CÁC PHƯƠNG PHÁP NHIỀU TRIỂN VỌNG

Cho đến nay, có nhiều phương pháp được cho là có nhiều triển vọng.

 

Một trong các phương pháp đơn giản nhất là của một nhà nghiên cứu người Pháp từ thế kỷ 19, Hầu tước d’Hervey de Saint-Denys.

Vị hầu tước nhận ra rằng ông có thể tìm lại một số ký ức trong giấc ngủ bằng cách sử dụng các mùi, vị hay âm thanh liên quan.

Trong một thử nghiệm, ông đã vẽ một người phụ nữ trong trang phục hở hang, trong lúc nhai rễ cây irit. Người hầu của ông này sau đó nhét rễ cây vào miệng ông trong lúc ngủ. Mùi rễ cây khiến ông nằm mơ thấy cùng một người phụ nữ trong cùng một trang phục, đang biểu diễn trên sân khấu.

Trong một thử nghiệm khác, ông nhờ chỉ huy dàn nhạc chơi một số bản waltz nhất định mỗi khi ông khiêu vũ với những người phụ nữ xinh đẹp.

Vị hầu tước sau đó hẹn giờ cho máy nghe nhạc phát cùng một bản nhạc vào buổi tối. Kết quả là ông nằm mơ thấy những khuôn mặt xinh đẹp trong giấc ngủ.

Trong tương lai, những tiến bộ về công nghệ cũng có thể giúp ích.

Quy trình củng cố ký ức được cho là xảy ra trong những lần dao động sóng điện não cụ thể.

Điều quan trọng là khuyến khích những dao động này xảy ra mà không làm chúng ta bị thức giấc.

Jan Born, từ Đại học Tubingen, đã dẫn đầu những thử nghiệm như vậy.

Vào năm 2004, ông nhận ra rằng có thể tăng cường độ những tín hiệu này bằng máy kích thích sóng điện não. Kết quả cho thấy người tham gia thử nghiệm đã đạt kết quả cao hơn trong bài sát hạch về trí nhớ.

Gần đây, ông đã tìm ra cách đơn giản hơn, bao gồm việc sử dụng một tấm lưới điện cực để đo hoạt động não, trong lúc headphone được sử dụng để phát âm thanh tương ứng với các làn sóng não.

“Phương pháp này làm tăng cường độ các sóng điện não chậm”, ông Born nói.

“Đây là cách tự nhiên nhằm đưa não bộ hoạt động theo nhịp”, ông nói.

Nếu như bạn không thích phải đi ngủ với một cặp headphone, Miriam Reiner tai Viện Nghiên cứu Công nghệ Technion tại Israel có thể có một phương pháp hấp dẫn hơn.

Bà sử dụng một dây điện cực để nối não bộ của người tham gia thử nghiệm với một trò chơi.

Trong trò chơi, người tham gia thử nghiệm được yêu cầu lái xe bằng suy nghĩ của mình.

Khi điện cực phát hiện ra đúng tần số của sóng điện não – yếu tố liên hệ với việc xử lý và củng cố các ký ức, nó sẽ tăng cường độ, nếu không, nó sẽ chậm lại.

Ý tưởng đằng sau thử nghiệm này là nhằm thúc đẩy quy trình xử lý các ký ức ngay sau khi tiếp thu kiến thức mới, Reiner cho biết.

Điều này giúp cho não bộ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sắp xếp lại những sự kiện đã xảy ra trong ngày.

Tất nhiên, chúng ta sẽ cần những thí nghiệm lớn hơn, với nhiều người tham gia hơn, trước khi những phương pháp này được đưa vào sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Cho đến nay, các phương pháp này vẫn chỉ dựa trên những thí nghiệm khá chung chung. Reiner muốn đào sâu vào các thử nghiệm cụ thể hơn, ví dụ như xem phương pháp của bà có thể giúp người khác học cách chơi guitar ra sao.

Diekelmann cũng cho rằng các nhà nghiên cứu cần đảm bảo việc tác động vào trí nhớ sẽ không tạo ra những hậu quả khác.

“Nếu chúng ta củng cố một chuỗi ký ức này, nhiều khả năng các chuỗi ký ức khác sẽ bị tổn thương”, bà nói.

Dịch bởi: BBC Tiếng Việt

Can you learn in your sleep?

Sleep learning used to be a pipe dream. Now neuroscientists say they have found ways to enhance your memory with your eyes closed, says David Robson.

Just before you climb under your duvet, you carefully prepare your room. You sprinkle a few drops of incense on your pillow, put on some headphones, and place a strange-looking band over your scalp. Then you go to sleep.

The ritual takes just a few minutes, but you hope this could accelerate your learning of a diverse range of skills: whether you are trying to master the piano, tennis or fluent French.

You won’t recall a single aspect of the night’s “training” – but that doesn’t matter: your performance the next morning should be better, all the same.

The idea of learning as you sleep was once thought very unlikely, but there are several ways – both low- and hi-tech – to try to help you acquire new skills as you doze.

While there is no method that will allow you to acquire a skill completely from scratch while you are unconscious, that doesn’t mean that you still can’t use sleep to boost your memory.

During the night, our brain busily processes and consolidates our recollections from the day before, and there could be ways to enhance that process.

Despite being blind and deaf to new information, however, the sleeping brain is far from idle.

It mulls over the day’s experiences, sending memories from the hippocampus – where memories are first thought to form – to regions across the cortex, where they are held in long-term storage.

“It helps stabilise the memories and integrate them into a network of long-term memory,” says Susanne Diekelmann at the University of Tubingen in Germany.

Sleep also helps us to generalise what we’ve learnt, giving us the flexibility to apply the skills to new situations.

So although you can’t soak up new material, you might instead be able to cement the facts or skills learned throughout the day.

Smell enhancer

So far, at least four methods have shown promise.

The simplest strategy harks back to the research of a 19th Century French nobleman named the Marquis d’Hervey de Saint-Denys.

As he explored ways to direct his dreams, the Marquis found that he could bring back certain memories with the relevant smells, tastes or sounds.

In one experiment, he painted a scantily clad woman while chewing an orris root; when his servant then placed the root in his mouth as he slept, the tart flavour brought back visions of the same beautiful lady in the foyer of a theatre.

Another time, he asked the conductor of an orchestra to play certain waltzes whenever he danced with two particularly attractive women.

He then rigged up a clock to a music box, so that it played the same tunes during the night, which apparently brought their handsome figures to his sleeping mind.

In the near future, technology may offer further ways of upgrading the brain’s sleep cycles.

Memory consolidation is thought to occur during specific, slow, oscillations of electrical activity.

So the idea here is to subtly encourage those brain waves without waking the subject.

Jan Born, at the University of Tubingen, has been at the forefront of these experiments.

In 2004, he found that he could help amplify those signals using transcranial direct current stimulation (tDCS), which passes a small electric current across the skull, successfully improving his subjects’ performance on a verbal memory test.

More recently, he has turned to an even less-invasive form of stimulation, which uses a skullcap of electrodes to measure neural activity, while headphones deliver sounds that are in sync with the brain waves.

“You deepen the slow wave sleep and make it more intense,” says Born.

“It’s a more natural way of getting the system into a rhythm,” he says.

If the idea of going to sleep with a cumbersome headset doesn’t appeal, Miriam Reiner at the Technion Institute of Technology in Haifa, Israel may have a more attractive solution.

She hopes to use a form of neurofeedback, which allows subjects to control their neural activity while awake.

In her setup, an electrode attached to the subject’s head feeds into a simple computer game, in which the subject is advised to drive a car with the power of their thoughts.

When the electrode records the right frequency of brainwaves, normally associated with memory consolidation during sleep, they accelerate; when they don’t, it slows down.

The idea is to kick-start memory consolidation straight after learning.

It gives the sleeping brain a head-start as it sets about reorganising the day’s events.

Needless to say, we will need to see bigger trials with many more subjects before these techniques should be recommended for everyday use.

Since the experiments have so far used somewhat artificial tests of learning and memory, it would also be useful to see how they fare on more useful tasks; Reiner is beginning to take a few steps in this direction by testing whether her neurofeedback can help students learn the guitar.

Diekelmann also thinks that we need to confirm that these memory hacks don’t have unexpected consequences.

“If you enhance one set of memories, maybe you’d impair another set,” she says.

Source: BBC Nature